Mô hình quán cà phê nhỏ nào đang phổ biến thời gian gần đây?
Xu hướng của ngành thực phẩm và đồ uống; cũng như hành vi của khách hàng, đã thay đổi sau đại dịch. Bởi do ảnh hưởng của dịch bệnh, hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa, để lại một khoảng trống lớn trên thị trường. Bởi vậy, mô hình quán cà phê nhỏ đang ngày càng trở nên phổ biến vì chúng cần ít vốn đầu tư và có thể dễ dàng vận hành. Bài viết dưới đây của Thanh Tùng Store sẽ giới thiệu tới các bạn 4 mô hình kinh doanh phổ biến và dễ thực hiện nhất trong thời gian gần đây.
Mô hình quán cà phê nhỏ nào đang phổ biến trong thời gian gần đây?
1. Mô hình quán Kiosk cà phê nhỏ
Do nhu cầu uống cà phê ngày càng tăng của mọi người và theo đuổi lối sống hiệu quả, một số nhà đầu tư đã bắt đầu thử một mô hình kinh doanh mới. Thay đổi mô hình kinh doanh tư nhân của các quán cà phê truyền thống và chuyển các cửa hàng cà phê lớn sang các quán cà phê kiosk ngoài trời.
Đây là hình thức được ưa chuộng hiện nay; cho thuê mặt bằng nhỏ (khoảng 10m2 là chấp nhận được); đầu tư gọn nhẹ. Mô hình quán cà phê phục vụ nhu cầu nhanh chóng, tiện lợi của khách hàng. Vậy nên thường được đặt ở phía dưới các tòa nhà văn phòng; khu đông dân cư; hay phố đi bộ.
Chỉ cần một vài bộ bàn ghế nhôm có kích thước nhỏ; khách hàng đã có một không gian nhỏ để nghỉ ngơi. Bởi vì tệp khách hàng chính của mô hình kinh doanh này vẫn là những người bận rộn, thích hợp với việc mua mang đi nên không cần đầu tư quá nhiều về bàn ghế và không gian.
2. Mô hình quán cà phê nhỏ shop in shop
Shop-in-shop hay còn gọi là cửa hàng trong cửa hàng; là mô hình kinh doanh trong đó các nhà bán lẻ thuê những khu vực riêng biệt trong siêu thị để bán sản phẩm của mình; chứ không tập trung sản phẩm trên kệ như các mặt hàng tiêu dùng khác.
Đây là mô hình kết hợp nhằm chia sẻ chi phí địa điểm và đáp ứng tối đa nhu cầu của tệp khách hàng. Mô hình kinh doanh này ới phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Hiện tại, tiêu biểu nhất có thể nhắc đến hãng Phúc Long tea & coffee đang có kế hoạch mở rộng tất cả các cửa hàng tại hệ thống siêu thị Vinmart; và tạo thành xu hướng của mô hình này trong thời gian tới.
Với mô hình này sẽ không có một tệp khách hàng cụ thể và sản phẩm thường là bán mang đi. Vậy nên, các quán cà phê hầu như không cần trang bị các món đồ nội thất khi kinh doanh mô hình này. Với những nơi có diện tích rộng có thể bố trí vài cái ghế để khách hàng ngồi đợi đồ uống.
>>>>>>> Xem thêm: Xích đu mây nhựa
3. Mô hình food – truck: Quán cà phê nhỏ kết hợp đồ ăn nhanh
Food Truck là một hình thức kinh doanh. Người bán sử dụng những chiếc xe tải được trang trí đẹp mắt đến những nơi đông đúc để cung cấp cà phê; kem; thức ăn nhanh;… hay những món ăn đặc sắc mang đặc trưng của các quốc gia, vùng miền.
Mô hình kinh doanh có một ưu điểm nổi bật hơn so với hai mô hình trên là ở tính cơ động cao; có thể giúp tiết kiệm chi phí vận hành. Tại những nơi công cộng như phố đi bộ hay dưới những tòa chung cư, văn phòng thường có sự xuất hiện của những kiểu quán cà phê như thế này.
Tuy nhiên, vì là mô hình food – truck nên nhà đầu tư sẽ cần chuẩn bị một khoản vốn lớn để mua và cải tạo xe theo thiết kế mong muốn. Khác với cà phê xe đẩy, food – truck đòi hỏi sự đầu tư hơn về hình ảnh và công năng. Ngoài ra, bạn cũng dễ dàng gặp rắc rối với các cơ quan chức năng khi không đỗ xe đúng nơi quy định.
4. Mô hình quán cafe xe đẩy
Tương tự như hình thức Food Truck, hình thức cà phê xe đẩy có ưu điểm là tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Nhà đầu tư có thể sử dụng chiếc xe của mình để thỏa sức sáng tạo và tạo điểm nhấn cho riêng mình.
Đơn giản, nhanh chóng và tiện lợi cũng là tiêu chí mà các cà phê xe đẩy vỉa hè đưa ra để thu hút khách hàng. Bạn cũng có thể di chuyển cửa hàng cà phê nhỏ của mình đến các địa điểm vui chơi; giải trí; khu vực trường họ; siêu thị;… Đây cũng là một cách tiết kiệm chi phí đầu tư; chi phí mặt bằng; nhân công. Từ đó chúng ta cũng có thể hạ giá bán và mang lại sự cạnh tranh tốt hơn.
Mô hình này thích hợp với những buổi tối ở phố đi bộ; chợ; trung tâm mua sắm;…. Chỉ với vài bộ bàn ghế cafe ngoài trời nhỏ gọn, giới trẻ đã có một nơi để uống nước; trò chuyện với giá thành phải chăng.
Trên đây là những mô hình quán cà phê nhỏ đang được nhiều nhà đầu tư lựa chọn kinh doanh. Mỗi mô hình sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, mong những thông tin mà Thanh Tùng Store cung cấp có thể giúp ích cho bạn.
Tìm hiểu thêm: tại đây
Với sự phát triển của công nghệ, đất chật người đông, con người mong muốn được trở về với thiên nhiên, hòa mình vào những không gian xanh ngoài trời.
Vì vậy, hình thức kinh doanh quán cafe ngoài trời rất phát triển.
Tuy nhiên, không giống như các mô hình kinh doanh cà phê khác.
Quán cà phê sân vườn ngoài trời cần nhiều hơn thế để thành công.
Cafe vườn lãng mạn về đêm
Vì là không gian ngoài trời và cần gần gũi với thiên nhiên nên yếu tố ngoại cảnh, cây xanh cần được đặc biệt quan tâm và đầu tư kỹ lưỡng.
Không giống như những quán cà phê có bàn ghế xếp ngoài trời tiện lợi. Hay những bộ bàn ghế cafe ngoài trời giá rẻ của những quán cafe ven đường.
Các quán cà phê sân vườn lâu năm có xu hướng đầu tư vào các loại bàn ghế ngoài trời cao cấp.
Hoàn hảo cho những không gian sân vườn mà bàn ghế nhựa ngoài trời không bao giờ có thể làm được.
Mua một bộ bàn ghế cafe ngoài trời cho quán cafe của bạn đẹp và phù hợp nhất với bạn cần đặt ra những tiêu chí cụ thể như:
– Hình dáng và kích thước bàn ghế bạn cần: bàn vuông hoặc tròn, ghế dài hoặc không tựa lưng, …
-Màu sắc: Bạn cần chọn bàn ghế phối hợp với màu sắc tổng thể của cửa hàng
– Các đối tượng mục tiêu là ai?
– Phong cách thiết kế mà cửa hàng hướng tới: Phong cách thiết kế hiện đại với những chiếc ghế quầy bar thì tuyệt đối không thể sắm những chiếc bàn kiểu sofa cho cửa hàng.
– Diện tích cửa hàng: Ước tính số lượng bàn ghế mua theo diện tích
– Ngân sách để đầu tư vào nội thất: Ngân sách sẽ quyết định loại nội thất, và vật liệu bạn có thể đầu tư vào.
Khi lựa chọn bàn ghế cho quán cà phê cần tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng và nhân viên. Dưới đây là một số quy tắc cần ghi nhớ:
1. Chất liệu chế tạo: bàn ghế phải được làm từ chất liệu dễ lau chùi, không dễ bám bẩn, không dễ hư hỏng. Chất liệu bàn ghế thông thường như gỗ, kim loại, nhựa, sợi tổng hợp, da, nỉ, vải,… đều phù hợp nhưng lưu ý chọn loại chất lượng tốt để đảm bảo an toàn.
2. Kiểu dáng: Kiểu dáng, kích thước của bàn ghế phải phù hợp với không gian của cửa hàng, đảm bảo có khoảng thông thoáng để khách hàng dễ dàng di chuyển, dọn dẹp.
3. Kết cấu: bàn ghế phải được lắp ráp chặt chẽ, không bị rung lắc, kéo giật mạnh khi sử dụng. Đặc biệt tay cầm, chân ghế, đầu nối và các bộ phận khác phải được thiết kế chắc chắn để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
4. Vệ sinh: Bàn ghế phải được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và các tạp chất khác. Các loại vật liệu khác nhau đòi hỏi các phương pháp làm sạch khác nhau. Ví dụ, ghế bọc hoặc da cần được làm sạch bằng khăn ẩm hoặc xịt chất tẩy rửa nhẹ, trong khi ghế gỗ có thể được làm sạch bằng dung dịch xà phòng và nước.
5. Độ bền: bàn ghế phải có độ bền cao tránh phải thay thế, bảo dưỡng thường xuyên. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn giảm rủi ro tai nạn cho khách hàng.
6. Thông tin sản phẩm: Nếu chọn nội thất của nhà cung cấp, bạn phải kiểm tra thông tin sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, giấy chứng nhận và các thông tin liên quan khác.