Kinh doanh quán cà phê take away và những điều cần biết
Quán cà phê take away là xu hướng trải nghiệm dịch vụ đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm gần đây. Hình thức này đã phổ biến ở nước ngoài từ lâu. Nhưng vài năm đây mới phổ biến ở Việt Nam. Kinh doanh quán cà phê take away rất phù hợp với những ai muốn khởi nghiệp nhưng có ít vốn và muốn sinh lời nhanh. Tuy nhiên, để có thể thành công, nhà đầu tư cần biết được những thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.
Quán cà phê take away là gì?
Quán cà phê take away hay còn có một cách gọi khác thân thuộc hơn là “quán cà phê mua mang đi”. Với những quán cà phê take away thường chỉ đơn giản là những chiếc xe đẩy nhỏ hoặc là một diện tích nhỏ, không có không gian cho khách hàng ngồi thưởng thức tại quán.
Hình thức kinh doanh này rất phù hợp với những người có cuộc sống bận rộn, ít có thời gian nghỉ ngơi. Đối tượng phục vụ của các quán cà phê mang đi chủ yếu là dân văn phòng và giới trẻ. Thực đơn đồ uống sẽ được in trên bảng lớn; khách đặt hàng và thanh toán ngay sau đó nhận hàng và mang đi. Các quán cafe theo phong cách này hầu hết đều được tối ưu về quy mô, thường ít bàn ghế, chủ yếu phục vụ những khách hàng chờ đợi trong thời gian ngắn.
Các mô hình kinh doanh quán cà phê take away
Cho đến nay, mô hình của các quán cà phê mang đi đã có nhiều thay đổi. Các quán cà phê có xu hướng kết hợp hai hình thức: sử dụng tại chỗ và mua mang về, thay vì chỉ mua mang về như trước đây. Không gian cũng rộng rãi, thoáng mát hơn để khách hàng có thể ngồi hàn huyên cùng bạn bè. Vậy nên, hiện nay có 2 mô hình kinh doanh chính.
Xe cà phê take away
Đây là mô hình kinh doanh ban đầu của cà phê mang đi. Chỉ với một chiếc xe nhỏ, có thể là loại xe đẩy hoặc xe ô tô; dừng ở trên vỉa hè; khu vực đông người qua lại là bạn có thể bắt đầu việc kinh doanh của mình. Hiện nay, cũng có rất nhiều hãng cà phê nổi tiếng như Highland Coffee, Aha Coffee cũng bắt đầu sử dụng mô hình kinh doanh này để có thể phục vụ những khách hàng bận rộn, nhân viên văn phòng.
Với mô hình xe cà phê, chủ đầu tư có thể tiết kiện các khoản chi tiền mặt bằng; đầu tư nội thất; thiết kế,… Tuy nhiên, để có thể tìm được một vị trí bán hàng hợp lý và không vi phạm luật khi kinh doanh trên vỉa hè, lòng đường là một điều không hề dễ dàng.
Quán cà phê take away
Đây là một hình thức biến tấu của xe cà phê take away và đang rất phổ biến tại Việt Nam. Quán cà phê mang đi cũng sẽ có những đặc điểm giống quán cà phê truyền thống. Chủ đầu tư vẫn cần đi tìm kiếm mặt bằng và cần trang bị nội thất, thiết bị cho quán cà phê của mình.
Tuy nhiên, diện tích của quán không đòi hỏi phải quá rộng. Chỉ cần vài bộ bàn cafe chân sắt và dù quán cafe giá rẻ là có thể đáp ứng không gian cho khách hàng ngồi lại nghỉ ngơi trong khi đợi pha chế. Khách hàng vẫn có thể ngồi lại trò chuyện tại quán. Nhưng đối tượng mà quán tập trung chính vẫn là khách hàng mua mang đi.
Với mô hình quán cà phê take away chắc chắn trông sẽ chuyên nghiệp và tăng độ tin cậy với khách hàng hơn so với xe cà phê.
Cần lưu ý gì khi mở quán cà phê take away?
Địa điểm mở quán
Bất kể loại hình kinh doanh nào, địa điểm là yếu tố rất quan trọng và cần được liệt kê đầu tiên. Ưu điểm của mô hình cà phê mang đi là địa điểm không cần quá lớn. Vì khách hàng chủ yếu là những người bận rộn và không cần ngồi trong cửa hàng. Nhưng yêu cầu địa điểm là tiện lợi, dễ tìm, có thể dẫn đến đúng đối tượng khách hàng.
Vì vậy, địa điểm “vàng” là nơi tập trung đông người này như trung tâm thành phố, gần trường học, gần công ty, cao ốc văn phòng,… Cần tìm một vị trí thuận lợi, đủ diện tích. Có thể mặt tiền cửa hàng không cần rộng lắm nhưng cần có chỗ để xe cho khách.
Lên menu đồ uống
Vì là phục vụ mang đi nên menu đồ uống của quán bạn nên ưu tiên những món đồ pha chế nhanh, không cần quá cầu kỳ và phức tạp. Trong đó, các loại đồ uống là được ưu tiên cao nhất. Bên cạnh đó, giá thành cũng nên rẻ hơn so với quán cà phê truyền thống để phù hợp với học sinh, sinh viên và dân văn phòng.
Chuẩn bị nguồn vốn nhất định
Chi phí mở một quán cà phê mang đi không cao như những quán cà phê truyền thống thông thường. Tuy nhiên, về cơ bản, nhà đầu tư vẫn cần đảm bảo các nguồn chi phí sau:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí thiết kế quán
- Chi phí mua nguyên vật liệu
- Chi phí mua trang thiết bị
- Chi phí đăng ký kinh doanh
- Chi phí marketing
Ngoài ra, vẫn sẽ có những khoản phí phụ như chi phí nhân công nếu như bạn mở mô hình quán lớn, nhiều chi nhánh. Hoặc những khoản phí phát sinh khác. Tuy nhiên đây là chi phí cho mô hình quán cà phê take away. Nếu bạn theo mô hình xe cà phê thì có thể tiết kiện rất nhiều khoản phí khác.
Mở quán cà phê take away dù chỉ với mức độ kinh doanh nhỏ nhưng chắc chắn sẽ đòi hỏi bạn chuẩn bị rất nhiều thứ. Mong rằng những chia sẻ trên đây của Thanh Tùng Store có thể giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu mua sắm nội thất ghế cà phê cho quán của mình, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.
Có thế bạn quan tâm: quán cà phê
Điều này sẽ khác nhau tùy theo loại sản phẩm. Bất kỳ mặt hàng nào đã được đặt hàng thành công sẽ không thể trả lại. Các mặt hàng trong kho đôi khi có thể được trả lại, nhưng phải chịu một khoản phí hoàn lại hàng từ 30% đến 50% giá trị đơn hàng, cộng với các khoản phí liên quan đến thu tiền, tùy thuộc vào nhà cung cấp.
Đối với các lỗi nhỏ: như chân ghế bị hư hỏng sẽ được thay thế tại văn phòng của khách hàng trong vòng 1-2 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Đối với những lỗi lớn: đứt lưng, quấn lại vải,… chúng tôi sẽ chuyển đến xưởng sửa chữa và giao hàng trong vòng 03 – 05 ngày kể từ ngày nhận được thông tin của khách hàng.